Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Hệ thống thoát nước ngầm "siêu khủng" ở ngoại ô Tokyo

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC SIÊU KHỦNG CỦA NHẬT BẢN
Dưới lòng đất một vùng ngoại ô Tokyo (Nhật Bản) có một hệ thống thoát nước siêu “khủng” đến khó tin.

Nhật Bản được biết đến là một đất nước thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có động đất và mưa bão. Theo trang web-japan.org do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tài trợ, Nhật Bản là một hòn đảo trải dài từ Bắc tới Nam, địa hình núi dốc chiếm tới 75% diện tích đất. Mỗi khi mưa lớn, các dòng sông tại đây rất dễ bị tràn gây tình trạng ngập lụt.
Vì lý do này cộng với diện tích đất giới hạn nên Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống thoát nước ngầm. Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm khổng lồ nhất thế giới.
Web-japan cho biết, hệ thống được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất ở tỉnh Saitama, thuộc vùng ngoại ô Tokyo của Nhật Bản. Điều đáng kinh ngạc là Nhật Bản đã phải dành 17 năm để hoàn thành hệ thống trên.
Cụ thể, dự án bắt đầu từ năm 1992, sau đó đưa vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009. Toàn bộ công trình được chia ra thực hiện bởi 6 công ty Nhật Bản.
Theo mô tả, hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70m, đường kính khoảng 30m, đủ rộng để chứa một tàu con thoi. Tất cả các trục này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6,3km.
Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ. Bể chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 22m dưới lòng đất.
                                               Bể kiểm soát áp lực với 59 trụ đỡ trông như một ngôi đền dưới lòng đất.

Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m3 nước/giây ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m.
Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, vào tháng 8.2008, một cơn mưa xối xả đã đổ xuống khu vực này. Lúc đó, nó đã giúp thoát 12.000.000m3 nước ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong 25.000 bể bơi chuẩn 25m.
Sơ đồ hệ thống thoát nước: 5 trụ đứng có chức năng chia tải lượng nước, sau đó được đẩy qua bể kiểm soát áp suất rồi xả ra sông Edo.

Hệ thống đã gây sự chú ý mạnh mẽ trên toàn thế giới và đã có các chuyên gia từ các quốc gia khác tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm, như Hàn Quốc và Trung Quốc.
                                                         Ảnh chụp một phần con đường đưa nước xuống các trụ chứa.
                                                                    Đường hầm dài 6,3km nối 5 trụ đứng với nhau.
Máy khoan đường hầm dưới lòng đất có đường kính khoảng 10m, được sử dụng trong quá trình thi công công trình này
                                                                     Các máy bơm có khả năng xả 200m3 nước/giây.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

TRỒNG RAU BẰNG NƯỚC BIỂN

TRỒNG RAU BẰNG NƯỚC BIỂN
Các kiến trúc sư thuộc công ty Forward Thinking Architecture ở Tây Ban Nha đang lên kế hoạch thiết kế một trang trại ba tầng nổi trên biển và sử dụng chính nước biển để tưới cho cây trồng.


Thiết kế trang trại nổi 3 tầng của các kiến trúc sư Tây Ban Nha (Ảnh: Science Alert)
Trang trại này có diện tích 204.000 m2, sẽ kết hợp trồng rau ở phía trên và nuôi cá bên dưới, tạo thành hệ thống bền vững có thể sản xuất gần 10 tấn thức ăn mỗi năm.
Theo kế hoạch, tầng trên cùng của trang trại sẽ được bao phủ các tấm pin mặt trời và cửa sổ trời để tạo năng lượng điện, đồng thời cho phép ánh nắng chiếu xuống cây trồng.
Tầng thứ hai là nơi trồng các loại rau và cây thủy sinh. Chất thải ở khu trồng trọt sẽ được sử dụng để nuôi cá ở tầng dưới, chất thải từ cá sau đó lại được dùng để làm phân bón.
Trang trại nổi được trang bị turbine gió cũng như máy phát điện từ sóng biển nhằm tận dụng tối đa năng lượng tự nhiên. Thiết kế còn bao gồm nhà máy lọc nước biển, khu vực xử lý và đóng gói, nhờ đó các sản phẩm có thể gửi thẳng đến cửa hàng và người tiêu dùng.
Đây không phải là lần đầu tiên ý tưởng về trang trại nổi trên mặt nước được đưa ra. Năm ngoái, một nhóm kiến trúc sư độc lập ở Tây Ban Nha đã đề xuất một phiên bản trang trại nổi cao hơn. Ngoài ra, các kỹ sư Nhật Bản và Ấn Độ cũng đang xây dựng những trạm phát điện mặt trời nổi trên nước.
Nguồn: chinhphu.vn

VI SINH MICROBE LIFT KHU MUI CHAN NUOI GIA GIA SUC

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM, KHỬ MÙI CHUỒNG TRẠI BẰNG VI SINH MICROBE LIFT
(Công ty TNHH Metco.vn        0964 725 229)
Nước thải phát sinh từ khu vực chăn nuôi heo chủ yếu là từ khâu vệ sinh heo và chuồng trại chứa phân, nước tiểu, thức ăn thừa…đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo là chứa hàm lượng hợp chất hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi rút gây bệnh như các dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh… do đó cần phải qua hệ thống xử lý nước thải nuôi heo để tránh ảnh hưởng tới môi trường và đặc biệt là cuộc sống của người dân xung quanh. Thành phần và tính chất nước thải chăn nuôi heo được cho trong bảng sau:


THÔNG SỐ
NỒNG ĐỘ ĐẦU VÀO
ĐƠN VỊ
Nồng ĐỘ ĐẦU RA (QCVN 24/2009, cột A)
pH
7,2

6 -9
BOD5
2817
mg/l
30
COD
5210
mg/l
50
SS
615
mg/l
50
N tổng
206
mg/l
15
P tổng
37
mg/l
4
Coliform
5,8 x 109
mpn/100ml
3000


Ở bài này, tôi chỉ nói về một số vấn đề về ở bể vi sinh.

Trong nước thải chăn nuôi heo nói riêng và gia súc gia cầm nói chung, thì có 3 vấn đề cần quan tâm:
Mùi hôi khó chịu
Lượng ni tơ trong nước thải cao
Lượng bùn cao

1. Làm sao để khử mùi hôi khó chịu?
Mùi hôi có ở khắp nơi trong chuồng trại, và trong bể xứ lý, cũng như trong hầm biogas. Cho nên việc khử mùi là rất khó khăn nếu dùng những sản phẩm thông thường, chưa kể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của vật nuôi trong chuồng trại, làm ảnh hưởng tới con giống trong chuồng trại.
Nếu là trong hầm biogas, thì có khả năng chất khử mùi thông thường sẽ làm giảm lượng khí gas sinh ra ==> một kết quả không mong muốn.
Với chế phẩm sinh học Microbe lift oc, nhập khẩu từ Mỹ, chuyên dùng để khử mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải, bãi rác, ao hồ, chuồng trại chăn nuôi.

MicrobeLift OC là tập hợp các vi khuẩn hoạt tính cao, chứa đựng các thành phần đặc biệt có tác dụng trong các lĩnh vực trên. Những vi sinh này hoạt động như những khối xốp lớn ngăn cản vĩnh viễn những phản ứng sinh học phát sinh mùi, ngăn chặn mùi trong phạm vi hoạt động của chúng. Các vi sinh vật khử mùi kỳ diệu này cũng làm tăng tốc độ oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ phân huỷ chậm trong tất cả các hệ thống xử lý (ao hồ, hầm ủ, bể lưu nước thải) kết quả là chất lượng nước được cải thiện.

MicrobeLift OC tỏ ra điều chỉnh hữu hiệu hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các phản ứng sinh mùi, cũng như tăng khả năng oxy hóa sinh học và loại bỏ các chất rắn hữu cơ hiệu quả hơn từ 40 đến 80% so với hệ thống truyền thống.

MicrobeLift OC chỉ chứa các phân tử hữu cơ hoạt tính tự nhiên cơ bản như humate và humic. Các hợp chất phản ứng tự nhiên này chứa hầu hết các hợp chất sinh học được tổng hợp bởi vi khuẩn, gồm có các thực vật. Humas được biết là bao gồm các hợp chất hữu cơ đa dạng, đa số là bản sao của các mô sinh học. Những hợp chất tự nhiên này gia tăng đáng kể tốc độ oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ. Nhờ hoạt động của các vi khuẩn tăng tốc này dẫn đến kết quả là làm giảm đáng kể thể tích bùn thông qua việc oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học hoặc chậm phân huỷ.

MicrobeLift OC xúc tiến nhanh tốc độ oxy hoá sinh học các chất thải, gia tăng đáng kể khả năng phân huỷ các chất hữu cơ.

MicrobeLift OC có thể được sử dụng kết hợp với các dòng vi khuẩn của AquaClean để tăng cường hiệu suất xử lý của toàn hệ thống trong tất cả các loại hình xử lý. Sự kết hợp này gia tăng tốc độ oxy hoá sinh học các chỉ tiêu BOD, COD và bùn tích tụ như các hợp chất khó phân huỷ, acid béo, hydrocarbon và các chất xơ (nó được thiết kế nhằm đẩy mạnh loại bỏ các tạp chất rắn).

Thành phần:
  • Lignin trơ và acid fulvic
  • Các hợp chất humic và các vi sinh vật tự nhiên trong đất. 
  • Humic cơ bản được tạo ra do các tế bào vi khuẩn như các vi khuẩn tăng tốc
  • Hầu hết nếu không nói là tất cả các dưỡng chất cần thiết cho vi sinh vật
  • Dưỡng chất tự nhiên và dưỡng chất vi lượng
  • Chọn lọc các vi sinh Bacillus chuyên biệt không độc
Hiệu quả:
  • Làm sạch nước & tăng khả năng lắng
  • Hạn chế & điều chỉnh mùi của hệ thống
  • Giảm BOD, COD, SS và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
Hướng dẫn sử dụng:
  • Sử dụng từ 5 đến 20 ppm, dựa vào tải lượng nạp hằng ngày hoặc thể tích hệ thống để tăng cường khả năng xử lý các chất ô nhiễm ứng với tải lượng nạp hằng ngày
  • Sử dụng từ 10 đến 30 ppm để điều chỉnh mùi
  • Cho trực tiếp ngay đầu vào hệ thống. Sử dụng kèm với vi sinh xử lý môi trường AquaClean ACF32  để tăng hiệu quả xử lý.

LIÊN TỤC XẢ LÉN GIẾT KÊNH, RẠCH

ThienNhien.Net – Các công ty chế biến xả thải không qua xử lý đã biến nhiều con kênh và dòng sông Hậu chảy qua TP Cần Thơ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP Cần Thơ vừa bắt quả tang công nhân Nguyễn Hoàng An của Công ty TNHH Phương Duy (gọi tắt Công ty Phương Duy; KCN Trà Nóc 2, phường Phước Thới, quận Ô Môn) chạy ghe kéo túi lưới chứa chất thải thả xuống rạch Cái Chôm để ra sông Hậu. Ngoài ra, công nhân này còn trực tiếp tham gia vận chuyển than hoạt tính sau quá trình sử dụng đem ra sông Hậu thải.
Xả nước thối, phóng uế bừa bãi
Tại khu vực sản xuất, công an phát hiện Công ty Phương Duy đang thải nước trực tiếp không qua hệ thống xử lý ra rạch Cái Chôm tại 2 vị trí thuộc khu vực lò hơi theo 2 đường ống. Lực lượng chức năng đã thu 2 mẫu nước thải xả trực tiếp ra rạch, 3 mẫu chất thải rắn mà công ty vận chuyển thải ra sông Hậu để phân tích mức độ ô nhiễm môi trường.
Tại quận Ninh Kiều, con kênh Rạch Ngỗng gần đây đã bị “đầu độc” khiến nguồn nước trở nên đen kịt. Đặc biệt, lợi dụng 2 ngày cuối tuần, một số nhà máy, công ty, cơ sở giết mổ gia súc đã lén xả nước bẩn khiến mùi hôi nồng nặc bốc lên từ con kênh này. Nhiều người dân cho biết họ đã gọi điện trình báo các cơ quan chức năng nhưng tình trạng ô nhiễm không giảm mà còn nặng hơn.
Lực lượng chức năng bắt quả tang công nhân Công ty Phương Duy xả thải chưa qua xử lý ra sông (Ảnh do công an cung cấp)
Bị phạt nặng vẫn tái phạm
Năm 2014, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Chế biến thực phẩm Sông Hậu (Sohafood; trụ sở tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ) gần 778 triệu đồng vì không thu gom triệt để chất thải nguy hại vào khu vực lưu giữ tạm thời theo quy định. Công ty này còn thải dầu, mỡ vào môi trường nước không đúng quy định, xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Tuy nhiên, sau đó, Công ty Sohafood đi vào hoạt động và tiếp tục xả nước thải làm hôi thối tuyến kênh giáp ranh giữa phường Long Hưng, quận Ô Môn và xã Thới Hưng. Ông Trần Văn Đức (ngụ ấp Thới Hòa B, phường Long Hưng) phản ánh: “Công ty xả thải thẳng ra con kênh gần nhà khiến gia đình tôi không lấy nước tưới tiêu được. Khi nước ròng, kênh lại bốc mùi hôi thối”.
Ngày 7-1-2015, UBND TP Cần Thơ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Sohafood trên 310 triệu đồng vì có hành vi tái phạm khi xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép. Trong các cuộc họp HĐND, cử tri phường Long Hưng đều phản ánh về việc xả thải của công ty này. Một lãnh đạo Sở TN-MT TP Cần Thơ cho biết ngày 4-6, sở đi kiểm tra việc khắc phục hậu quả do vi phạm của công ty nhưng công ty vẫn không chấn chỉnh. “Vừa qua, Sở TN-MT đã có cuộc họp với Công an TP, Phòng TN-MT huyện Cờ Đỏ và Công ty Sohafood. Sở đã yêu cầu công ty phải chấm dứt ngay hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn, cam kết thực hiện nghiêm các hành vi vi phạm. Nếu tái phạm sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” – vị lãnh đạo này nói.
Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các nhà máy trong KCN, Công ty CP Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ đã khánh thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 nhà máy xử lý nước thải KCN Trà Nóc 2 với công suất thiết kế là 6.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, ông Võ Thanh Hùng, Trưởng Ban Quản lý các KCX và KCN Cần Thơ, nhận định: “Nhà máy xử lý nước thải tập trung này sử dụng cho KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2 và bắt buộc công ty, doanh nghiệp có nhà máy tại đây phải xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường. Giá nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn loại B là 6.500 đồng/m3, loại A từ 2.000-2.500 đồng/m3. Tuy nhiên, đến nay, chỉ có 9/134 công ty tham gia. Nhiều công ty than rằng giá như vậy là cao. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động những công ty này phải xử lý nước thải để hạn chế ô nhiễm môi trường”.
Cùng với sự phát triển kinh tế, TP Cần Thơ đã quy hoạch 4 KCN dọc theo sông Hậu. Đặc biệt, những nhà máy chế biến thủy sản trong KCN Trà Nóc 1 và Trà Nóc 2 đã “đầu độc” nhiều kênh, rạch. Theo một nghiên cứu của Trường ĐH Cần Thơ, tại rạch Sang Trắng 1, cách KCN Trà Nóc 2 khoảng 200 m (nơi tiếp nhận nước thải trực tiếp), có hàm lượng COD (mức độ hiện diện chất hữu cơ trong nước) vượt chuẩn cho phép từ 5-6 lần. Trong khi đó, ở rạch Sang Trắng 2, nơi cách xa KCN hơn thì hàm lượng hữu cơ vượt tiêu chuẩn 4-6 lầ

KIỂM TRA HIỆU QUẢ LẮNG CỦA BÙN HOẠT TÍNH TRONG BỂ HIẾU KHÍ


Một số chỉ tiêu cơ bản sau:

SV30, MLSS, và SVI và thực hiện cách đo các chỉ tiêu này.
1. Đo chỉ tiêu SV30.
Lấy 1 lít (1.000ml) mẫu nước thải cho vào ống đong 1.000mL
Để lắng trong 30 phút.
Sau đó nhìn vào bình đong và đọc kết quả. Ví dụ trên bình đong bùn lắng xuống đáy ngang vạch 600ml. thì chỉ số SV30 = 600ml.
2. Đo chỉ tiêu MLSS.
MLSS trong xử lý nước thải là gì?
MLSS rất quan trọng trong việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải nắm vững được MLSS là gì bạn sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thiết kế.
MLSS là thuật ngữ trong ngành môi trường, là chỉ số thể tích chất rắn lơ lửng có trong bể bùn hoạt tính.
Cách đo MLSS: 
Bước 1. Đem sấy mẫu giấy ở nhiệt độ 105 độ C trong thời gian 1 đến 2 tiếng.
Bước 2. Hấp mẫu giấy sau khi sấy ở Bước 1 trong thời gian 30 phút đến 1 tiếng.
Bước 3. Hãy lấy 1 lít nước thải trong bể hiếu khí rồi lọc qua giấy lọc để thu bùn có trong nước thải.
Bước 4. Lấy giấy sau khi lọc ở Bước 3, sấy khô ở nhiệt độ 105 độ C  trong thời gian 2 đến 3 tiếng.
Bước 5. Hấp mẫu giấy sau khi sấy ở Bước 4 trong thời gian 30 phút đến 1 tiếng.
Bước 6. Đem đi cân sẽ được hàm lượng bùn hoạt tính lơ lửng (MLSS), MLSS được biểu thị bằng mg/L.
Nếu khối lượng tính toán là 3500 mg thì MLSS = 3500 mg/L.
MLSS trong khi tính toán bể Aerotank nằm khoảng 800 - 4.000 mg/L - ký hiệu là X trong thiết kế bể Aerotank thường chọn 3.000 mg/L
3. Tính toán Hiệu quả lắng SVI.
+ SVI < 50 mL/g: potential pinfloc (tiềm ẩn có bông bùn cám)
+ 50 < SVI < 100 mL/g: tốt nhất
+ 100 < SVI < 150 mL/g: Filament growth (phát triển của vi khuẩn dạng sợi)
+ 150 < SVI < 200 mL/g: Bulking at high flows (bùn nhiều với lưu lượng dòng chảy cao)
+ 200 < SVI < 300 mL/g: Bulking (bùn khó lắng)
+ SVI > 300 mL/g : Severe bulking (bùn dầy đặc)
Kết luận:
SVI tốt nằm trong khoảng 100 đến 200 mL/g.
SVI = (SV30 x 1000)/MLSS
Ví dụ: thiết kế MLSS = 3.000mg/L, SV30 = 400mL => SVI = (400*1.000)/3000 = 133,33 mL/g (tốt)
Nếu SV30 >= 800 mL/L => SVI = (800*1.000)/3000 = 266,67 mL/g (xấu)

THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ HIẾU KHÍ


Trước khi tiến hành vận hành toàn bộ hê thống, cần tiến hành các thao tác: khởi động kỹ thuật, khởi động hệ thống sinh học.

*   Khởi động kỹ thuật:
Kiểm tra hệ thống điện cung cấp cho toàn bộ hệ thống. Kiểm tra hóa chất cần cung cấp và mực nước trong các bể.
Kiểm tra kỹ thuật toàn bộ hệ thống (vận hành các bơm, sục khí, các van, chương trình…). đồng thời, thực hiện việc thử bằng nước sạch trước khi vận hành hệ thống trênnước thải thực tế.

*   Khởi động hệ thống sinh học:
Thông thường, để khởi động hệ thống sinh học thì cần phải có sẵn lượng sinh khối trong các hệ thống xử lý. Sinh khối có thể phát triển tự phát thông qua việc cấp nước thải liên tục vào bể phản ứng. để tiết kiệm thời gian, cấy vào bể phản ứng sinh khối lấy từ nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động hoặc sinh khối vi sinh chuyên biệt.
Các sinh khối thông thường được nuôi cấy từ các hệ thống xử lý bùn hoạt tính đang hoạt động, hoặc nguồn sinh khối có thể được lấy từ các nguồn khác. Khi đó sẽ đòi hỏi thời mất nhiều thời gian hơn. Hàm lượng sinh khối sau khi cấy nằm trong khoảng 2g/l.
Khởi động với tải sinh khối thật thấp không vượt quá giá trị thiết kế (0,15kg BOD/kg.ngày). Nếu chất lượng nước sau xử lý tốt (BOD, COD, và Nitơ), tăng tải trọng. Tăng tải cần đảm bảo hàm lượng sinh khối thích hợp.

Các thông số cần xem xét:
–   COD; BOD; MLSS; MLVSS; N (N-NH3; N-NO2; N-NO3; N kiejdahl), P (ortho P, Poly P)
–   Thể tích sinh khối: thể tích bùn lắng sau 30 phút (V Thí nghiệm = 1lít)
–   Chỉ số thể tích sinh khối: SVI (ml/g) = thể tích sinh khối lắng/ hàm lượng sinh khối.

■            Tải trọng hữu cơ:
Với COD: OLR = COD (kg/m3) x Q (m3/ngày)/ V bể (m3)
Với BOD: OLR = BOD (kg/m3) x Q (m3/ngày)/ V bể (m3)
■            Tải sinh khối:
F/M = {COD (kg/m3) x Q (m3/ngày)}/ {V bể (m3)x MLSS (kg/m3)}
■            Tải trọng bề mặt: là lượng nước chảy vào bể lắng trong một giờ trên một mét vuông bề mặt lắng
Vs (m3/m2.h) = Lưu lượng (m3/h)/diện tích bề mặt lắng (m2)
■            Thời gian lưu trung bình của sinh khối: là tuổi của sinh khối
MCRT (ngày) = MLSS (kg/m3) x thể tích toàn bộ (m3)/ sinh khối lấy ra hàng ngày (kg/ngày)

*   Trong quá trình vận hành cần quan tâm:
Nắm vững về công nghệ
Theo dõi, phân tích định kỳ, quan sát tính biến động của nước thải, các yếu tố bất thường
Ghi chép, lưu giữ thông tin chính xác, dễ truy tìm đủ các tài liệu để tra cứu

SÁNG KIẾN NƯỚC SẠCH ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC BẠN TRẺ

Cùng với thông điệp “những hành động nhỏ cộng lại sẽ tạo ra thay đổi lớn”, cuộc thi “Mùa hè nước” đã thu hút sự tham gia nhiệt tình của rất nhiều bạn trẻ nhằm mang lại nguồn nước sạch và tuyên truyền thói quen tiết kiệm nước đến mọi người. Cùng điểm lại những ý tưởng “chất lừ” được gửi về cho chương trình nhé!

Hệ thống hứng và trữ nước mưa
Chứng kiến các hộ gia đình sống hai bên sông Vĩnh Định (Hải Lăng - Quảng Trị) hằng ngày vất vả đến các khu dân cư khác để lấy nước uống và phục vụ sinh hoạt, bạn Hoàng Công Nhớ nảy ra ý tưởng xây dựng hệ thống hứng và dự trữ nước mưa cung cấp cho người dân địa phương.
Nhớ cho biết, nguồn nước Vĩnh Định đang bị ô nhiễm nặng từ phèn, chất độc hóa học thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt… Thế nên, người dân không còn dùng nguồn này nước để uống, giặt giũ hoặc nấu ăn sinh hoạt hàng ngày. Dự án của Nhớ sẽ giúp ích cho khoảng 170 người dân tại 35 hộ gia đình có được nguồn nước sạch dùng cho việc tắm giặt, nấu nướng…
“Ngoài xây dựng hệ thống chứa, lọc và dẫn nước mưa, mình sẽ in ấn tài liệu phổ biến và truyền thông về tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả đến người dân”, Nhớ cho biết thêm.
Trồng dừa nước bảo vệ môi trường
Biến đổi khí hậu và tác động của môi trường làm cho nhiều vùng gần biển ở nước ta bị nhiễm mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nguồn nước, trồng trọt và khai thác thủy sản của người dân. Điển hình như vùng Cần Giờ (TP.HCM), không chỉ bị nhiễm mặn, tình trạng sạt lở bờ sông và các vùng cửa sông ven biển cũng diễn ra nghiêm trọng.
Giải pháp mà nhóm bạn NYPA, trường đại học KHXH&NV TP.HCM, đưa ra là trồng nhiều cây dừa nước để giữ đất, chống sạt lở và ngăn nhiễm mặn.
Nét độc đáo của ý tưởng là đưa ra được hướng khai thác lợi ích cao hơn từ cây dừa nước, hoàn toàn khác biệt so với lấy buồng và bán trái như trước đây. Đó là trích lấy dịch nhựa từ cuống buồng dừa để chiết xuất thành đường hoặc rượu dừa nước có giá trị kinh tế cao hơn bán trái mà nay người dân vẫn làm.
Với mô hình trồng dừa nước này, dự án của nhóm không chỉ giải quyết được vấn đề môi trường, nguồn nước mà còn giúp phát triển kinh tế địa phương ở những vùng đặc thù gần cửa biển, cửa sông. Dự án thành công có thể áp dụng tại nhiều địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…
Lời kêu gọi bảo vệ môi trường
Bên cạnh đưa ra những giải pháp về nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước, rất nhiều bạn trẻ dự thi bằng những ý tưởng tuyên truyền tiết kiệm nước độc đáo. Bùi Việt Anh (ĐH Tài Nguyên và Môi trường HN) chọn đối tượng nông dân để bắt đầu.
Việt Anh cho biết, “Việc sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dự án của mình sẽ giúp thay đổi thói quen trong sinh hoạt và sản xuất của người nông dân để có nguồn nước sạch”. Với khẩu hiệu tuyên truyền “Tư duy nhanh, hành động nhanh, nguồn nước sạch”, Việt Anh hy vọng sẽ giúp cộng đồng ý thức hơn tầm quan trọng khi có nguồn nước sạch.
Trong khi đó, nhóm Trái Tim Hồng lại chọn hình thức một bộ phim ngắn để chuyển tải tất cả các thông điệp về nước và môi trường cho người xem. Bộ phim “Lời của nước” được xây dựng với hình ảnh sống động và hướng tiếp cận mới lạ, hy vọng sẽ đạt được 2 triệu lượt xem và cảm nhận được thông điệp mà tập phim truyền tải.

XỬ LÝ SỰ CỐ BÙN KHÔNG LẮNG Ở TÂY NINH